Hiện tượng mật ong bị đông đặc, bị đóng đường và cách giải quyết

Hiện tượng mật ong bị đông đặc, bị đóng đường và cách giải quyết

Hiện tượng mật ong nguyên chất sau một thời gian mua về tự nhiên bịđóng đường dưới đáy chailàm bạn hoang mang... Chẳng lẽ mình đã mua nhầm mật ong kém chất lượng?Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin để làm rõ vấn đề mật ong đóng đường cho bạn tham khảo nhé!

MẬT ONG BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Trả lời câu hỏi “Mật ong đóng đường có tốt không?”ở đề bài, Tiến sĩ Gwen Pearson đến từ khoa côn trùng học – Đại học Purdue, Hoa Kỳ nói như sau: “Kết tinh là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang hạt có thể dưới đáy, miệng chai hoặc cả phần chai”. Quá trình đóng đường sẽ qua 2 giai đoạn:

  • Đầu tiên chúng kết tinh ở dạng mịn phù sa.

  • Tiếp sau, kết tinh ở dạng hạt.

Mật ong làm từ những loại hoa khác nhau thì kiểu dáng kết tinh cũng không giống nhau. Ví dụ Mật cúc quỳ, Mật cao sẽ kết tinh dạng hạt to. Mật ong rừng, cỏ lào…khi kết tinh có dạng hạt nhỏ trung bình hoặc dạng mịn phù sa.

mật ong kết tinh

TẠI SAO MẬT ONG ĐÓNG ĐƯỜNG?

Mật ong nguyên chất là hỗn hợp của các loại đường và các thành phần dinh dưỡng khác. Mật ong cơ bản chứa 70% carbohydrate và tối đa chỉ 20% là nước. Vì lượng đường nhiều hơn nước nên sẽ bị hòa tan theo thời gian và dần hình thành tinh thể. Về thành phần Carbohydratetrong mật ong chủ yếu là Fructose 38% và glucose 31%. Chất Fructose trong mật ong có xu hướng hòa tan, ngược lại, glucose lại có độ hòa tan thấp hơn nhiều. Vì vậy, loại mật ong có hàm lượng đường Glucose càng cao thì càng dễ kết tinh. Mật ong kết tinh nhanh thường chứa các tinh thể mịn hơn. Ngoài ra, trong mật ong nguyên chất thường chứa phấn hoa, sáp ong, bọt bụi nhỏ đều là những mầm có khả năng kết tinh và kích thích mật ong đóng đường nhanh.

Mật ong bị đóng đường sẽ có sự thay đổi về màu sắc khi so với mật ong thường, ngoài ra hoàn toàn không có ảnh hưởng nào khác.

5 YẾU TỐ LÀ NGUYÊN NHÂNLÀM MẬT ONG KẾT TINH

  • Nhiệt độ

Dưới 5 độ C: Mật ong khó đóng đường, mật chỉ đặc và dẻo lại ( ví dụ để ở ngăn lạnh của tủ lạnh).

Trong khoảng 6 đến 20 độ C:Mật ong lúc này thường dễ bị kết tinh(Bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh).

Trên 27 độ C: Ngưỡng nhiệt độ làm tan chảy kết tinh. Lưu ý để nhiệt độ quá cao thì màu sắc và chất lượng mật ong sẽ bị thay đổi đáng kể.

  • Nguồn mật hoa

Mật hoa là một trong những yếu tố quyết định tốc độ đóng đường nhanh hay chậm của mật ong. Mật ong có nguồn hoa khác nhau sẽ có lượng glucose không giống nhau. Các loại mật ong hoa nhãn và mật ong hoa cà phê rất chậm kết tinh, ngược lại mật ong từ hoa cúc quỳ hay hoa keo thì đông đặc rất nhanh

Anh mat-ong-bi-dong-dac

  • Hàm lượng nước trong mật ong

Mậtong là dung dịch đường tự nhiên đã bảo hòa nên mật ong càng đặc (lượng nước càng thấp) thì càng dễ bị đóng đường. Mật ong với nhiều nước sẽ chậm kết tinh hay thậm chí không bị đông đặc.

Đặc biệt, mật ong rừng cuối mùa thường đậm đặc với màu sắc sẫm sẽ không bị đóng đường.

  • Hàm lượng đường glucose

Mật ong là dung dịch bão hòa của đường glucose và fructose, thậm chí trong nhiều loại mật ong, 2 loại đường này có tỷ lệ 1:1. Tỷ lệ glucose/fructose càng cao thì mật ong càng dễ bị đóng đường. Hay nói cách khác, lượng glucose trong mật càng cao thì mật ong càng dễ bị kết tinh.

  • Phấn hoa lẫn trong mật

Phấnhoa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mật ong đóng đường. Khi phấn hoa lẫn trong mật ong, các hạt phấn hoa li ti sẽ đóng vai trò là nhân tố kết dính trong mật ong, gây ra tình trạng kết tịnh của mật.

Ở các nước phương Tây với quy trình nhà máy sản xuất hàng loạt, mật ong thường được loại bỏ hết phấn hoa trước khi đóng nắp, do đó hiện tượng đóng đường mật ong hiếm khi xảy ra. Mật ong loại bỏ phấn sẽ có thời hạn sử dụng ổn định hơn, màu sắc trong và sáng hơn.

mật ong đóng đường

CÁCH LÀM TAN MẬT ONG BỊ ĐÔNG ĐẶC

Mật ong phố núi hướng dẫn bạn cách làm tan mật ong đóng đường, mật ong để tủ lạnh bị đông như sau:

  • Chuẩn bị lọ thủy tinh để đựng mật ong (nhiệt độ mát của thủy tinh giúp bảo quản mật ong tốt hơn).

  • Đặt lọ mật ong có nắp đậy vào nồi, đổ nước vào nồi sao cho ngập đến ½ hoặc 2/3 thành lọ.

  • Đun nước nóng lên nhưng đừng để sôi.

  • Cách 1 phút thì khuấy 1 lần để hỗ trợ phá vỡ dạng kết tinh.

  • Khi thấy mật ong chuyển sang dạng dung dịch lỏng & mịn thì có thể lấy ra rồi.

  • Đậy chặt nắp và bảo quản mật ong nơi khô ráo thoáng mát để sử dụng được lâu hơn.

LƯU Ý KHI LÀM TAN MẬT ONG BỊ KẾT TINH

  • Không nên cho mật ong vào lò vi sóng để làm tan kết tinh, nguyên nhân vì rất khó kiểm soát nhiệt độ lò vi sóng nên rất dễ khiến mật ong bị cháy khét.

  • Đừng đun sôi mật ong thô vì điều đó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng tốt và enzym có trong mật ong.

  • Không đun hay làm ấm mật ong trong chai nhựa, chai nhựa rất dễ chảy do nhiệt độ cao và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mật ong.

  • Không nên áp dụng làm tan cùng mật ong nhiều lần, chu kỳ nóng lạnh lặp lại nhiều lần sẽ làm biến đổi hương vị và mùi thơm của mật ong.

mật ong bị đóng đường

MẬT ONG NÀO KHÔNG BỊ KẾT TINH

Mật ong có hàm lượng fructose cao sẽ chậm kết tinh hoặc thậm chí không bị kết tinh. Các loại mật ong như vậy sẽ cso độ ngọt sắc hơn.

Một số loại mật ong (tính cả mật nuôi và mật rừng) rất khó kết tinh, bao gồm:

  • Mật ong từ hoa nhãn.

  • Mật ong từ hoa vải.

  • Mật ong từ hoa cà phê.

  • Mật ong rừng thu hoạchcuối mùa(màu đậm, chấtđặc).

  • Mật ong đã được xử lý hóa học.

CÁC LOẠI MẬT ONG BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG

Mật ong có hàm lượng glucose cao và chưa qua xử lý sẽ dễ bị đóng đường:

  • Mật ong từ hoa cúc quỳ đỏ.

  • Mật ong từ hoa cao su.

  • Mật ong từ cỏ lào.

  • Mật ong từ tràm trà.

  • Mật ong bạc hà.

  • Mật ong rừng thu hoạch vào đầu và giữa mùa.

mật ong đóng đường có tốt không

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ CHO MẬT ONG KHÔNG BỊ KẾT TINH

Mật ong kết tinh diễn ra tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên có thể giảm thiểu hoặc trì hoãn quá trình kết tinh bằng các bước sau:

  • Duy trì ổn định nhiệt độ trong quá trình đóng nắp chai(từ 104 đến 140 độ F).

  • Ứng dụng các biện pháp xử lý nhiệt nhanh & nhẹ (từ 140 đến 160 độ F) nhằm hòa tan các tinh thể và bọt khí có khả năng gây ra hiện tượng kết tinh.

  • Lựa chọn dụng cụ đựng mật ong thích hợp. Với lượng mật ong lớn nên dùng thùng phuy thép không gỉ, kín nắp, chặn khí và an toàn với nước.

  • Nên bảo quản mật ong trong môi trường khô ráo thoáng mát (từ 50 đến 70 độ F). Tránh để nhiệt độ vượt quá 70 độ F sẽ làm giảm chất lượng và thời hạn sử dụng mật ong. Tránh bảo quản mật ong trong tủ lạnh lâu vì sẽ gây nên hiện tượng mật ong kết tinh.

MẬT ONG GIẢ CÓ BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG KHÔNG?

Vì ham lợi nhuận, nhiều người bán làm mật ong giả bằng cách nấu nước đường cùng phèn chua rồi bỏ thêm ít mật ong cho có mùi, vậy là xong. Nhưng điểm khác biệt là mật ong giả rất loãng nên khó bị kết tinh.

Tuy nhiên, nếu cố tình nấu đặc, mật ong giả vẫn có thể kết tinh dù hiện tượng kết tinh khá khác thường, như sau:

  • Kết tinh của mật ong giả đóng thành tinh thể nhỏ & cứng dưới đáy chai chứ không được dạng mịn như mật ong thật.

  • Mật ong giả rất khó tan trong nước nóng.

Bạn cũng có thể phân biệt mật ong giả - thật bằng cách cho phần mật ong bị đóng đường vào chậu nước nóng vài lần, mật ong thật bị kết tinh sẽ tan nhanh trong nước nóng, mật ong giả thì ngược lại.

Kết Luận

Mật ong đóng đường là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên.

Mật ong giả cũng có thể kết tinh nhưng hình thái cấu trúc khác hoàn toàn mật ong thật.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đóng đường của mật ong tự nhiên. Hãy luôn là người tiêu dùng thông thái. Chúng tôi luôn ở bên và hỗ trợ bạn!

Chia sẻ bài viết:
Bài viết liên quan
Bình luận và đánh giá bài viết
Liên hệ

Gửi thông tin phản hồi cho chúng tôi

Mật Ong Phố Núi - Chuyên Cung Cấp Mật Ong Thiên Nhiên Nguyên Chất
  • Lâm đồng : 52 Lữ Gia, Lộc Châu, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • Kho hàng tại HCM : Huỳnh văn nghệ, P.12, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
  • Hotline : 0898 496 269
  • Email: matongphonuild@gmail.com
  • Đặt hàng online : 24/7 từ thứ 2 đến Chủ nhật