Tại sao mật ong bị sủi bọt? Cách làm mật ong hết bọt

Tại sao mật ong bị sủi bọt? Cách làm mật ong hết bọt

Hiện tượng sủi bọt ở mật ong không phải quá xa lạ tuy nhiên vẫn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Sủi bọt thường gặp ở các loại mật ong khai thác thủ công và mật ong rừng, mật ong công nghiệp ít gặp trường hợp này hơn. Không như nhiều người nghi ngờ đã mua nhầm mật ong giả, hiện tượng sủi bọt do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy, tạisao mật ong bị sủi bọt? Có cách làm mật ong hết bọt không? Nào chúng ta cùng giải đáp thông qua bài viết bên dưới nhé!

MẬT ONG SỦI BỌT LÀ GÌ?

Khi rót mật ong,thường gặp trường hợp mật ong sủi bọt, lúc này trên bề mặt mật ong nổi một lớp trắng giống như bọt bia, tình trạng này khiến nhiều người lo lắng.

MẬT ONG NỔI BỌT TRẮNG CÒN DÙNG ĐƯỢC KHÔNG?

Bạn hãy cứ yên tâm, bọt khí trong mật ong không phải độc hại mà thường do nhiều nguyên nhân gây ra như phấn hoa, do quá trình vận chuyển,... Mật ong sủi bọt không quá ảnh hưởng đến chất lượng mà vẫn sử dụng được bình thường.

 

mật ong bị sủi bọt

TẠI SAO MẬT ONG BỊ SỦI BỌT?

Sau đây là 4 nguyên nhân phổ biến khiến mật ong bị sủi bọt:

1. Mật ong có bọt bởi vì loại hoa ong hút mật

Bọt thường được tạo ra do sự lên men của phấn hoa, các loài hoa khác nhau sẽ có thành phần dinh dưỡng không giống nhau là nguyên nhân khiến cho độ sủi bọt của từng loại mật hoa cũng có sự khác biệt.

Ví dụ, mật ong rừng sovới mật ong nuôithì sủi bọt nhiều hơn. Nguyên nhân bởi vì mật ong rừng là hỗn hợp từ nhiều loại hoa, trong khi mật ong nuôi chỉ được hút từ 1đến 2 loài hoa nhất định trong vườn nuôi ong.Tuy nhiên, các loại mật ong nuôi làm từ nhãn, vải, chôm chôm cũng sủi bọt rất nhiều. Ngoài ra, các loại mật ong làm từ cà phê, cao su lại nổi bọt cực kỳ ít.

Điều thú vị là mật ong rừng ít có hiện tượng nổi bột trắng vào cuối mùa hoa, bởi lúc này ong thợ đã tự tiêu thụ lượng lớn mật kiếm được.

2. Do tạp chất còn sót lại trong mật ong

Khi thu thập mật ong thường hay bị lẫn sáp ong hoặc ong non, nhữngchất đó sẽ men và tạo ra bọt khí.

Còn mật ong được thu thập bằng máy sẽ ít bị sủi bọt hơn, lúc này mật ong sẽ được trải qua công đoạn vắt và lọc ly tâm giúp loại bỏ các tạp chất và ngăn ngừa sủi bọt trắng, nhờ vậy thành phẩm sẽ đẹp và bắt mắt hơn hẳn. Nhưng cách lọc mật ong tốc độ cao khiến phát sinh nhiệt, nhiệt này sẽ làm phân hủy các dưỡng chất quý trong mật ong. Do đó nhiều người vẫn chuộng mật ong chưa vắt hay qua xử lý công nghiệp, lúc này mật ong còn lẫn phấn hoa và sáp ong nên có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Nhiều người vội vã khai thác khi ô chứa mật chưa kín nắp, như vậy cũng sẽ gây nên tình trong mật ong sủi bọt. Mọi người không biết rằng, ong thợ đem mật về tổ xong sẽ tiếp tục quạt cho bớt hơi nước rồi mới bịt nắp, công đoạn luyện mật này là bí quyết tạo nên sự tinh túy cho mật ong.

3. Vận chuyển không cẩn thận khiến mật ong sủi bọt

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến mật ong nổi bọt trắng. Trong mật ong có chứa nhiều chất enzyme, protein hay acid amin… là những chất tạo nên độ kết dính cao và dễ dàng tạo ra bọt khí khi tiếp xúc với không khí. Quá trình vận chuyển đường xa gặp nhiều ổ gà, ổ voi gây rung lắc, giật, xóc mạnh sẽ khiến lớp bọt khí tích tụ trong chai mật ong.

Hãy cẩn thận với những chai mật ong này, bởi khi mở nắp vỏ chai sẽ bất ngờ bọt lên và bắn ra bọt khí, nhiều khi còn kèm theo tiếng kêu lớn gây vỡ nắp chai.

4. Nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến mật ong có bọt

Phấn hoa dễ bị lên men vào mùa hè và tạo ra khí ga, khí ga là nguyên nhân gây ra sự thay đổi áp suất giữa môi trường trong và ngoài chai, dẫn đến hiện tượng sủi bọt. 

Áp suất chênh lệch lớn đến một mức độ nhất định sẽ làm vỡ chai và tạo ra tiếng nổ.

 

cách làm mật ong hết bọt

CÁCH LÀM MẬT ONG HẾT BỌT

Mật ong phố núi giới thiệu bạn 8 cách cách làmmật ong hết bọt dưới đây:

  • Tránh các đoạn đường gập ghềnh gây rung lắc nhiều khi vận chuyển mật ong, hạn chế vận chuyển mật ong trên đoạn đường quá dài và quá lâu.

  • Đừng vặn nắp mật ong quá chặt (tất nhiên vẫn phải đủ kín) giúp bọt khí vẫn thoát được ra ngoài.

  • Hãy mở nắp chai thường xuyên để bọt khí xì bớt ra ngoài tránh hiện tượng mật ong sủi bọt.

  • Đừng rót mật ong quá đầy hay thậm chí rót đến tận cổ chai, bởi khi vận chuyển chai sẽ rung lắc mạnh khiến bọt khí trong chai tăng lên, chai sẽ bị đầy và làm bung nắp chai.

  • Hãy vớt bớt phấn hoa, sáp ong và nhộng non lẫn trong mật ong trước khi đóng nắp.

  • Bảo dưỡng mật ong ở nơi ít sáng và thoáng mát, mật ong bảo dưỡng tốt sẽ ít bị lên men và nổi bột.

  • Bạn có thể để mật ong trong ngăn mát tủ lạnh trên 20 độ C, tránh để trong nhiệt độ thấp quá lâu sẽ khiến mật ong bị kết tinh.

  • Khi rót mật sang các chai nhỏ, cần có chút kỹ năng rót để làm mật không bị sủi bọt. Nếu bạn chưa biết cách rót mật mà không bị sủi bọt có thể tham khảo thêm dưới đây nhé!

 

tại sao mật ong bị sủi bọt

CÁCH RÓT MẬT ONG VÀO CHAI MÀ KHÔNG SỦI BỌT

Khi rót mật ong vào chai phải chú ý để mật ong chảy bám vào thành chai xuống đáy, khôngđể mật ong chảy nhỏ giọt và va chạm lung tung, vì như vậy sẽ tăng diện tích mật ong tiếp xúc với không khí và gây nên hiện tượng sủi bọt.

Mật ong phố núi giới thiệu bạn 3 cách rót mật ong vào chai mà không bị sủi bọt như sau:

1. Cách thủ công

Tốt nhất là cho mật ong được vắt vào bình chứa có vòi, nghiêng chai không để rót mật ong hoặc mở vỏi ra, rót mật ong từ từ để mật chảy bám vào thành chai xuống là được.

Trong quá trình rót mật này, bạn có thể dùng thêm khăn voan lót vào miệng chai để lọc các tạp chất như phấn hoa, sáp ong hoặc nhộng ong lẫn trong mật

2. Dùng phễu

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng phễu để truyền mật ong vào chai. Phễu có màng lọc càng tốt vì cách lọc mật ong này giúp loại bớt cặn bẩn lẫn trong mật.

Bạn dùng phễu đặt nghiêng lên miệng chai, đổ cho mật ong chảy đều và từ từ cho bám vào thành chai. Hãy cẩn thận đừng để mật trào ra khỏi phễu rất lãng phí đấy!

3. Sử dụng đũa dài

Hãy chống 1 cây đũa dài thẳng đứng xuống đáy chai.

Rót thật nhẹ nhàng mật ong cho tiếp xúc với thân đũa, giúp mật ong bám vào thân đũa đi xuống đáy chai.

Cách này rất đơn giản bởi đũa là công cụ phổ biến đối với người Việt Nam, hãy khéo léo đừng để mật ong bị tràn ra nhé.

Lưu ý: Nên làm mát chai đựng mật ong trước khi đổ mật vào, có thể ngâm chai trong chậu nước mát, nhiệt độ mát mẻ giúp mật ong đỡ bị sủi bọt hơn.

Kết Luận

Vậy, bạn thấy đấy, việc mật ong sủi bọt khí là hiện tượng bình thường, và không làm ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng của mật ong, nên bạn đừng bận tâm quá đến điều này. Dù sao, điều bạn nên làm là tìm cho mình một địa chỉ cung cấp mật ong uy tín để có thể yên tâm sử dụng nhé!

Chia sẻ bài viết:
Bài viết liên quan
Bình luận và đánh giá bài viết
Liên hệ

Gửi thông tin phản hồi cho chúng tôi

Mật Ong Phố Núi - Chuyên Cung Cấp Mật Ong Thiên Nhiên Nguyên Chất
  • Lâm đồng : 52 Lữ Gia, Lộc Châu, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • Kho hàng tại HCM : Huỳnh văn nghệ, P.12, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
  • Hotline : 0898 496 269
  • Email: matongphonuild@gmail.com
  • Đặt hàng online : 24/7 từ thứ 2 đến Chủ nhật